Cấu tạo xi lanh khí nén, nguyên lý, thông số, bản vẽ và ký hiệu

Đăng bởi CasMedia vào lúc 22/05/2024

Xi lanh khí nén là thiết bị quan trọng trong hệ thống nén khí. Mặc dù thiết bị này đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề khác nhau nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về đặc tính của sản phẩm này. Do đó, trong bài viết dưới đây, Máy nén khí 579 sẽ gửi đến quý bạn đọc thông tin chi tiết về cấu tạo, nguyên lý hoạt động cũng như thông số của xi lanh khí nén.

Đặc điểm của xi lanh khí nén

Dưới đây là các thông tin cơ bản về đặc điểm của xi lanh khí nén, bạn đọc có thể tham khảo qua:

Cấu tạo

Cấu tạo xi lanh khí nén có ảnh hưởng trực tiếp đến nguyên lý làm việc của thiết bị. Nhìn chung, sản phẩm có cấu tạo gồm những bộ phận quan trọng sau đây:

Cấu tạo xi lanh khí nén

Cấu tạo xi lanh khí nén

  • Thân xi lanh: Có dạng hình trụ tròn hoặc dạng vuông. Chúng thường được làm từ nhôm hoặc thép nhằm tăng độ bền cho sản phẩm.
  • Piston: Piston có liên quan đến nguyên lý xi lanh khí nén, chúng có công dụng đảm bảo cho các không gian xung quanh được kín.
  • Trục xi lanh: Đây là bộ phận truyền chuyển động của khí nén dựa theo chuyển động tịnh tiến.
  • Thanh giằng: Công dụng cố định và gia cố thêm chắc chắn hai đầu xi lanh
  • Đầu bịt trên và đầu bịt dưới: Đảm bảo độ kín cho ống xi lanh
  • Lỗ cấp và thoát khí nén: Đây là nơi cung cấp khí nén đi vào và đi ra khỏi xi lanh hơi.
  • Lò xo: Thường có ở xi lanh 1 chiều
  • Cảm biến hành trình: Điều chỉnh xi lanh tịnh tiến ra bao nhiêu thì gắn cảm biến trên thân của xi lanh.

>>> Đọc thêm: Máy nén khí là gì? Từ A đến Z thông tin cần biết về máy nén khí 

Phân loại xi lanh khí nén 

Để đáp ứng đa dạng nhu cầu của người dùng cũng như đặc tính của từng công việc, xi lanh khí nén được chia thành hai loại khác nhau, cụ thể:

  • Xi lanh khí nén 1 chiều: Hay còn được biết đến với tên gọi khác là xi lanh khí nén đơn. Loại xi lanh này thường dùng một đầu để cấp khí và đẩy piston theo hướng cố định.
  • Xi lanh khí nén 2 chiều: Loại xi lanh này còn được gọi là xi lanh khí nén kép. Chúng có cấu tạo 2 đầu cấp khí, khí nén sẽ được dẫn động ở cả 2 chiều là chiều đóng và chiều mở.

Có hai loại xi lanh khí nén 

Có hai loại xi lanh khí nén 

Nguyên lý hoạt động của xi lanh khí nén 

Trên thực tế, nguyên lý làm việc của xi lanh khí nén khá đơn giản. Mỗi loại xi lanh khí nén sẽ có nguyên lý làm việc khác nhau, cụ thể:

Nguyên lý hoạt động xi lanh khí nén 1 chiều

Xi lanh khí nén 1 chiều hoạt động dựa trên cơ chế sử dụng lực của khí nén để tác động lên xi lanh phía còn lại có lò xo để hồi xi lanh về. Người ta thường chế tạo thêm một lỗ cấp khí và một lỗ thoát khí trên xilanh để quan sát dòng xi lanh khí tác đơn. Nguyên lý hoạt động này diễn ra đơn giản như sau:

  • Chiều đi: Khí nén đi vào đầu cấp của xi lanh để đẩy piston theo hướng xác định (lò xo bị nén lại)
  • Chiều về: Lò xo bị nén lại tạo phản lực (lò xo giãn ra) đẩy piston về vị trí cũ (trong khoang xi lanh lúc này không còn khí nén).

Nguyên lý hoạt động xi lanh khí nén 2 chiều

Xi lanh khí nén 2 chiều hoạt động theo nguyên lý chênh lệch về áp suất giữa 2 chiều, cụ thể:

  • Chiều mở: Khí nén được cấp vào khoang sau đó đẩy piston di chuyển theo trục cố định.
  • Chiều đóng: Để hồi piston ở chiều mở, khí nén sẽ được cấp ở chiều đóng
  • Quá trình này được lặp đi lặp lại sau khi hết một chu lỳ làm việc. Bên cạnh đó, để giúp cho hoạt động trơn tru, bên trong thiết bị sẽ cần có thêm một xi lanh khí nén quay.

Nguyên lý hoạt động của xi lanh khí nén 2 chiều

Nguyên lý hoạt động của xi lanh khí nén 2 chiều

Thông số kỹ thuật của xi lanh nén khí

Để dễ dàng lựa chọn được thiết bị phù hợp, người dùng cần nắm rõ thông số kỹ thuật của từng dòng xi lanh khí nén. Để xác định thông số chính xác, bạn cần xác định được lực đẩy của xi lanh, piston là bao nhiêu kgf/cm2 để tính toán đường kính tiết diện phù hợp với xi lanh. Dưới đây là ví dụ cụ thể về việc chọn thông số kỹ thuật của xi lanh:

Ví dụ: Có một ben hơi khí nén model “XYZ" với các thông số

  • Hành trình: 250mm
  • Áp suất: P đạt 6 bar = 6,1183kgf/cm2
  • Thời gian dẫn động: T = 0.5s
  • Tải trọng: F=665,4N=66,54kg
  • Đường kính xi lanh: D=Sqrt((F*4)/(P*Pi))=SQRT((665,4*4)(6,1183*3,14))=3,72 cm

Từ những thông số này, loại xi lanh phù hợp nhất với nhu cầu của bạn sẽ đường kính 40mm và hành trình 250mm.

Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin cơ bản về xi lanh khí nén. Nếu như bạn đọc cần tư vấn thêm hoặc có nhu cầu đặt hàng có thể liên hệ Máy nén khí 579 để được hỗ trợ nhanh chóng.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Zalo Máy nén khí 579 083 9346638
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)