Với nhiều lợi ích nổi trội, máy nén khí hiện nay đang trở thành sản phẩm quan trọng trong ngành công nghiệp. Để giúp máy hoạt động ổn định, kéo dài tuổi thọ sản phẩm, bạn cần thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng máy. Vậy bảo dưỡng máy nén khí như thế nào là chuẩn nhất? Mời quý bạn đọc cùng Máy nén khí 579 tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
Vì sao nên bảo dưỡng máy nén khí?
Việc bảo dưỡng máy nén khí định kỳ sẽ mang đến nhiều lợi ích cho người sử dụng như:
- Giúp máy nén khí hoạt động ổn định, nâng cao tuổi thọ: Bởi lẽ, việc sử dụng máy trong thời gian dài sẽ khiến các linh kiện bị mài mòn, hoen gỉ, đóng bụi làm ảnh hưởng đến khả năng vận hành. Do đó, việc bảo dưỡng máy định kỳ sẽ giúp bạn loại bỏ những tác nhân này, giúp máy hoạt động hiệu quả hơn.
- Ngăn ngừa sự cố phát sinh: Thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra máy giúp người sử dụng phát hiện nhanh các lỗi hỏng để kịp thời đưa ra biện pháp khắc phục. Hạn chế được những lỗi hư hỏng nghiêm trọng hơn phải tốn nhiều chi phí sửa chữa.
Bảo dưỡng máy nén khí giúp nâng cao tuổi thọ sản phẩm
Thời gian lý tưởng bảo dưỡng máy nén khí
Tùy vào tần suất hoạt động, tình trạng thực tế của máy nén khí mà bạn có thể lên kế hoạch bảo dưỡng phù hợp. Tuy nhiên, bạn nên duy trì thói quen kiểm tra, bảo dưỡng máy định kỳ để tiết kiệm điện năng, tăng hiệu quả hoạt động và nâng cao tuổi thọ. Cụ thể, bạn có thể lựa chọn bảo dưỡng, kiểm tra máy nén khí theo các mốc thời gian sau:
- Bảo dưỡng hàng ngày: Đảm bảo dầu luôn nằm giữ kín thảm dầu. Nên xả van xả đáy bình chứa sau 4 - 8 tiếng hoạt động hoặc dựa theo độ ẩm không khí. Đảm bảo máy không phát ra tiếng ồn bất thường trong quá trình hoạt động.
- Bảo dưỡng máy theo tuần: Vệ sinh, làm sạch bộ lọc không khí để loại bỏ bụi bẩn gây tắc nghẽn. Đảm bảo các ống giải nhiệt luôn được sạch sẽ. Vệ sinh linh kiện ngoài máy. Kiểm tra dầu và thay dầu khi cần thiết. Đồng thời, bạn cũng cần kiểm tra hệ thống nén khí của máy có rò rỉ không và kiểm tra độ căng của dây đai để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.
Bảo dưỡng máy nén khí theo tuần
-
Bảo dưỡng máy theo quý: Nên thay dầu định kỳ 3 tháng 1 lần. Kiểm tra, làm sạch muội than ở đầu máy, các văn. Kiểm tra chế độ không tải, bình chứa dầu và thay lọc dầu mới sau 1000 giờ sử dụng.
Quy trình bảo dưỡng máy nén khí chi tiết
Dưới đây là quy trình bảo dưỡng máy nén khí piston và trục vít chi tiết nhất bạn có thể tham khảo qua và thực hiện tại nhà:
Quy trình bảo dưỡng máy nén khí piston
Đối với máy nén khí piston, bạn tiến hành quy trình bảo dưỡng như sau:
- Thay dầu cho máy: Sau khi máy hoạt động được 1000 giờ, bạn tiến hành thay dầu mới cho máy bằng cách: Cho máy chạy một lúc làm ấm dầu máy rồi tắt. Sau đó vặn ốc xả dưới đáy bình và dùng khay để hứng dầu cũ. Khi dầu chảy ra hết thì bạn mở nắp trên đỉnh khoang dầu và đổ dầu vào từ từ đến khi đạt mức yêu cầu thì dừng lại và đóng chặt nắp khoang dầu.
- Vệ sinh lọc gió: Tiến hành vặn ren nối giữa đầu máy và lọc gió để lấy bộ lọc gió ra và vệ sinh sạch bụi bẩn, dị vật. Sau đó lắp bộ lọc lại vào máy. Nếu như bộ lọc gió đã xuống cấp, quá cũ thì bạn nên thay mới để bảo đảm hiệu quả hoạt động.
- Thay dây curoa: Vặn ốc vít quanh lồng để tháo lồng ra kiểm tra tình trạng dây. Nếu dây có hiện tượng bị sờn rách, bạn nên thay dây mới cho máy nén khí bằng cách nắm thật chắc dây đai cũ rồi kéo mạnh về phía bánh đà, đồng thời quay bánh để dây đai được tháo rời. Sau đó lắp một đầu của dây đai mới vào puly, rồi kéo căng đầu còn lại trên bánh đà và quay bán xuôi chiều để cố định vị trí đai.
- Xả nước đọng: Mở van xả dưới đáy bình để xả hết nước ra ngoài.
- Kiểm tra vòng bi động cơ: Kiểm tra và tra dầu vào các ổ trục trong động cơ máy để đảm bảo hiệu suất hoạt động.
Bảo dưỡng máy nén khí piston
Quy trình bảo dưỡng máy nén khí trục vít
Đối với máy nén khí trục vít, bạn cần bảo dưỡng các bộ phận sau:
- Kiểm tra máy trên bo mạch điện để xem máy có lỗi nào cần khắc phục hay không
- Thay dầu bôi trơn để làm mát các chi tiết máy: Bạn chuẩn bị dầu mới và kiểm tra áp suất bên trong máy đã về 0 bar chưa. Sau đó xả dầu cũ và đổ dầu mới vào bình đến mức phù hợp.
- Vệ sinh bộ lọc khí: Dùng khí nén áp lực thấp thổi bên ngoài và bên trong lõi lọc theo chiều từ trên xuống dưới và các mặt lõi lọc tầm 10mm để làm sạch bụi bẩn.
- Thay thế dầu lọc: Nên thay thế dầu lọc sau khi máy hoạt động 500 giờ hoặc ít hơn nếu môi trường làm việc nhiều bụi bẩn, ẩm mốc.
- Thay bộ tách dầu: Nên thay bộ tác dầu mới sau khoảng 3000 giờ sử dụng.
- Kiểm tra động cơ và bơm mỡ cho máy sau mỗi 2000 giờ hoạt động
- Vệ sinh giàn giải nhiệt bằng hóa chất chuyên dụng để duy trì hiệu suất làm việc của máy.
Trên đây là quy trình bảo dưỡng máy nén khí chi tiết nhất. Hy vọng đã mang đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích và thuận lợi trong quá trình bảo dưỡng, kiểm tra máy tại nhà!