So sánh máy nén khí 1 cấp và 2 cấp chi tiết nhất

Đăng bởi CasMedia vào lúc 11/04/2024

Hiện nay, nhiều người dùng cảm thấy phân vân không biết nên chọn máy nén khí 1 cấp hay máy nén khí 2 cấp để phục vụ cho công việc của mình. Do đó, để giúp bạn đọc dễ dàng chọn được sản phẩm ưng ý, Máy nén khí 579 sẽ so sánh nhanh hai dòng máy nén khí này ngay sau đây để giúp bạn đọc tìm được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.

Phân biệt máy nén khí 1 cấp và 2 cấp

Máy nén khí là thiết bị được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hiện nay, đặc biệt là trong các tiệm sửa xe, gia đình, doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Trên thị trường hiện nay có nhiều dòng máy nén khí khác nhau, nhưng cơ bản nhất chúng ta có thể kể đến là máy nén khí 1 cấp và máy nén khí 2 cấp. Trước khi đến với phần so sánh 2 dòng máy này, chúng ta cùng điểm qua cách phân biệt cơ bản nhất chính là qua hình dáng bên ngoài của máy, cụ thể:

Máy nén khí 1 cấp và 2 cấp khác nhau về kích cỡ xi lanh

  • Máy nén 1 cấp thường có từ 2 - 4 xi lanh. Các xi lanh đều có kích cỡ bằng nhau và hoạt động đồng thời trong một lần nén.
  • Máy nén 2 cấp cũng có từ 2 - 4 xi lanh. Tuy nhiên, kích cỡ xi lanh không đều nhau và có sự khác biệt. Điển hình như xi lanh làm việc cho lần nén đầu tiên thường có kích cỡ lớn hơn so với xi lanh nén lần hai.
  • Bên cạnh đó, bạn cũng có thể phân biệt sự khác nhau giữa hai dòng máy này chính là xem đầu nén có ống tản nhiệt hay không. Loại ống này thường nằm giữa đường đi khí từ xi lanh đợt 1 đến xi lanh đợt 2 và có nhiệt vụ làm giảm nhiệt độ của khí trước khi nén lần 2. 
  • Một sự khác biệt nhỏ giữa hai loại máy này chính là xi lanh nén khí cấp 2 không có lọc gió hay đường hút khí. Bởi lẽ, xi lanh này nhận khí trực tiếp từ xi lanh nén khí cấp 1.

So sánh máy nén khí 1 cấp và 2 cấp chi tiết

Dưới đây là các so sánh máy nén khí 1 cấp và 2 cấp chi tiết nhất:

Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động của hai loại máy này không giống nhau. Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai dòng máy này chính là số lần khí được nén trước khi vào bình tích khí. Với máy nén khí 1 cấp, khí chỉ nén 1 lần, còn máy nén khí 2 cấp, khí được nén 2 lần nên đạt được áp suất cao hơn. Thông thường, máy nén khí 1 cấp có áp suất khí đầu ra khoảng 8bar còn máy nén khí 2 cấp có áp suất đầu ra cao hơn ở mức 12 - 14 bar.

Máy nén khí 2 cấp có áp suất cao hơn

Ưu - nhược điểm

Dưới đây là so sánh ưu nhược điểm của 2 dòng máy này thông qua các tiêu chí sau:

  • Mức giá: Giá máy nén khí 2 cấp đắt hơn so với máy nén khí 1 cấp từ 1 - 3 triệu đồng.
  • Áp suất khí đầu ra: Máy nén khí 2 cấp có áp suất khí đầu ra cao từ 12 - 14 bar, còn máy 1 cấp có khí đầu ra khoảng 8 bar.
  • Thời gian nén khí: Do máy 1 cấp chỉ nén khí 1 lần nên có thời gian nén nhanh hơn.
  • Độ ồn: Máy nén 2 cấp có độ ồn phát ra lớn hơn.
  • Năng lượng tiêu hao: Với cùng một lượng khí nén được nhưng máy 2 cấp sẽ tiêu hao nhiều năng lượng hơn so với máy 1 cấp.

Ưu - nhược điểm máy nén khí 1 cấp và 2 cấp

Ứng dụng

Hiện nay, dòng máy nén khí cơ bản và thông dụng nhất hiện nay là máy nén khí 1 cấp. Loại máy này thường được sử dụng tại các hộ gia đình, tiệm sửa, rửa xe. Máy có thể áp dụng trong nhiều công việc như:

  • Vận hành các thiết bị sửa chữa và chăm sóc xe cơ bản: nguồn cung cấp khí nén cho các thiết bị khác như máy hút dầu, bình bọt tuyết, máy bơm mỡ,....
  • Sử dụng trong những công việc cần nguồn khí nén trực tiếp: thổi bụi, xì khô xe sau khi rửa,...
  • Ứng dụng trong các xưởng sản xuất đồ gỗ: thổi vụn gỗ, phun sơn, bắn đinh ghim,...

Còn máy nén khí 2 cấp ngoài việc được ứng dụng vào những công việc cơ bản thì với áp suất đầu ra lên đến 12bar, máy còn có thể sử dụng trong những công việc đặc thù cần nguồn khí mạnh mẽ như mài đá, cưa cắt, khoan đục, làm lốp xe tải,...

Tuy nhiên, lực của khí nén 2 cấp khá mạnh nên bạn cần cẩn thận khi sử dụng để không làm hỏng các thiết bị khác và máy nén khí.

Với những thông tin vừa chia sẻ trong bài viết trên hy vọng đã giúp bạn đọc có thêm thông tin hữu ích cho mình về dòng máy nén khí 1 cấp và máy nén khí 2 cấp. Cũng như qua bài viết, bạn đọc cũng dễ dàng hơn trong việc chọn lựa dòng máy nén khí phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.